QUY TRÌNH VẬN HÀNH NỒI HƠI ĐIỆN
I. Chuẩn bị vận hành lò:
Tiến hành các công việc sau:
Trước khi bật công tắc đốt phải kiểm tra đầy đủ cẩn thận toàn bộ các bộ phận lò hơi và các thiết bị phụ của toàn bộ hệ thống. Cụ thể:
+ Kiểm tra kim áp kế ở vị trí “0”.
+ Kiểm tra van an toàn, dùng tay vặn thử, kiểm tra độ nhạy van.
+ Kiểm tra ống thuỷ (nếu có), vặn thử các van khoá, van xả ống thuỷ phải đóng kín.
+ Kiểm tra các dụng cụ thao tác và các trang thiết bị bảo hộ an toàn lao động:găng tay, khẩu trang…
+ Kiểm tra các loại đèn tín hiệu, đèn chiếu sáng (đặc biệt ở các vị trí quan trọng như áp kế, ống thuỷ, bảng điều khiển…)
+ Kiểm tra toàn bộ hệ thống nước cấp, hệ thống nhiên liệu( nguồn điện ).
Đóng kín các van xả, van cấp hơi. Mở van cấp nước
Kiểm tra các hệ thống cấp điện để khởi động đốt lò.
II. Khởi động lò:
Thực hiện theo trình tự sau đây
· Thao tác 1: Trước khi vận hành nồi hơi điện, người trực tiếp vận hành phải kiểm tra nguồn nước cung cấp cho nồi hơi . Đồng thời, phải kiểm tra van dẫn nước từ
bên ngoài, kiểm tra van dẫn nước tới đầu vào của máy bơm.
· Thao tác 2: Tiến hành xả van đáy nồi hơi, quan sát được nước thoát ra từ trong nồi hơi.
· Thao tác 3: Chuyển tất cả những công tắt trên bảng điện về vị trí ON.
· Thao tác 4: Bắt đầu quy trình vận hành nồi hơi điện và kiểm tra theo những bước như sau:
· Mở nguồn điện chính, theo dõi các đèn hiển thị tại bảng điều khiển. Đèn nguồn sáng, cho biết nguồn cung cấp cho mạch điều khiển đã hoạt động.
· Mở công tắt còi báo, sẽ nghe thấy tiến báo động phát to nếu lò thiếu nước, nên cần phải kiểm tra 1 lần trong 1 ngày.
· Mở công tắt máy bơm, sẽ nghe thấy tiếng máy bơm được kích hoạt và đèn chỉ thị máy bơm sẽ phát sáng.
· Còi báo sẽ ngưng báo sau khoảng thời gian nhất định khi nước đã được bơm vào trong lò hơi. Nếu cảm thấy quá lâu thì cũng có thể gặp phải trở ngại từ nguồn cấp nước từ máy bơm.
· Khi nước đã cấp đủ ở mức an toàn thì tiến hành mở công tắc kích hoạt ruột đốt. Tùy thuộc vào công suất và thực tế nguồn điện tại chỗ có thể mở 2 nhóm ruột đốt hoặc từng nhóm nhằm tránh công suất tiêu thụ bị tăng giảm đột ngột.
· Nên khóa van hơi chính từ nồi hơi đi ra ống dẫn để giúp quá trình đốt hiệu quả. Thời gian này người vận hành lò cần quan sát kim chỉ thị áp lực lò hơi. Theo một khoảng thời gian nhất định nào đó như 20 phút, 45 phút tùy từng loại lò hơi sẽ đạt đến áp suất cài đặt trước đó, ruột đốt sẽ ngưng hoạt động và hiển thị tắt đèn báo trê panel điều khiển của thiết bị.
· Tiến hành kiểm tra van áp lực an toàn đã đạt tiêu chí chưa trước khi mở van chính dẫn ra đường ống. Theo đó, người vận hành có thể dùng tay kéo đòn kích hoạt và thấy hơi xả ra ngoài là được. Lưu ý cần phải kích hoạt van an toàn 1 lần trong ngày để đảm bảo độ nhạy và tránh bị hỏng.
· Quy trình vận hành nồi hơi điện cơ bản đến đây đã hoàn thành, có thể tiến hành mở van chính và sử dụng bình thường.
· Sau khi sử dụng, cần xả van an toàn để những cặn lắng đọng bên trong được thoát ra ngoài, tránh gây tắc nghẽn nồi hơi và ngày hôm sau dễ kiểm tra mạch điều khiển kiểm tra nước trong thiết bị.
Chú ý: phải thường xuyên theo dõi ống thuỷ sáng lắp ở thân nồi hơi (ít nhất 1 giờ 1 lần).
– Công nhân vận hành phải kiểm tra áp kế 2 lần vào đầu và giữa ca, giữ cho đồng hồ hoạt động chính xác, thao tác như đã nêu ở phần trên.
– Mỗi ca công nhân vận hành phải kiểm tra van an toàn 1 lần vào cuối ca để đảm bảo van an toàn làm việc nhạy, chính xác, thao tác như ở trên đã phần nêu.
– Mỗi ca công nhân vận hành phải xả bẩn, xả đáy ít nhất 2 lần vào lúc công suất thấp, áp suất cao.
– Luôn luôn theo dõi kiểm tra dầu mỡ, nhiệt độ, tiếng ồn, tiếng kêu các loại bơm, quạt, các thiết bị phụ khác. Đối với bơm dự phòng mỗi ca phải chạy thử ít nhất 1 lần.
III/ QUY TRÌNH DỪNG LÒ:
1. Dừng lò bình thường:
Khi trưởng ca nhận được lệnh dừng lò thì thực hiện theo trình tự sau:
– Báo cho công nhân vận hành ngừng cấp điện cho đầu đốt của nồi hơi.
– Gạt công tác bơm về phía điều chỉnh bằng tay. ấn nút chạy bơm cấp nước vào lò đến mức tối đa của ống thuỷ. Tiến hành thông rửa ống thuỷ và xả cặn đáy lò. Đóng dần van hơi chính cấp hơi đi hộ tiêu thụ.
– Đóng hẳn van cấp hơi và xả hơi ra ngoài khí quyển bằng cách mở van xả khí hoặc kênh van an toàn để giảm dần áp suất của lò xuống.
– Để lò nguội từ từ có sự giám sát thường xuyên của người vận hành lò hơi. Khi lò hơi đã nguội, áp suất trong lò xuống 0 kG/cm2 thì đóng cửa điều tiết khói, kênh van an toàn cho thoát hết hơi thừa ra ngoài.
– Xả bẩn lò lần thứ 2 và cấp nước vào lò để nâng mức nước trong lò đến vạch cao nhất của ống thuỷ
– Việc tháo nước ra khỏi lò để vệ sinh phải có sự cho phép của người phụ trách lò hơi và chỉ được tháo nước lò khi áp suất trong lò bằng 0 kG/cm2 và nhiệt độ nước lò nhỏ hơn 70oC. Việc tháo nước phải từ từ và khi đã mở van xả khí hoặc kênh van an toàn.
2. Dừng lò khẩn cấp (dừng lò sự cố):
– Khi gặp những sự cố nguy hiểm như: áp suất trong lò tăng quá mức cho phép, tuy đã xử lý nhưng áp suất vẫn tăng; cạn nước nghiêm trọng; nước đầy nghiêm trọng có nguy cơ phá huỷ các thiết bị dùng hơi và lò hơi; mức nước trong lò giảm mạnh trong khi bơm cấp nước vẫn làm việc; các bơm cấp nước hỏng mà không có khả năng khắc phục kịp thời; tất cả các ống thuỷ và các thiết bị báo mức đã vỡ hoặc hỏng; các van an toàn dừng hoạt động; các bộ phận chịu áp lực của lò có hiện tượng biến dạng, nứt, chảy nước các mối nối, hỏng các bộ phận lò hơi có thể gây ra nguy hiểm cho công nhân và an toàn thiết bị thì phải dừng lò khẩn cấp và trình tự thao tác như sau:
a, Tắt đầu đốt.( ĐIỆN TRỞ )
c, Gạt công tắc bơm sang phía điều chỉnh bằng tay.
d, Nếu không phải sự cố cạn nước nghiêm trọng thì kênh van an toàn hoặc mở van xả khi cho hơi thoát ra ngoài. Cấp đầy nước vào lò tăng cường xả bẩn đáy lò. Để lò nguội từ từ dưới sự giám sát của người thợ vận hành lò hơi.
CHÚ Ý
– Nếu lò hơi sự cố cạn nước thì nghiêm cấm việc cấp nước vào lò.
– Tuyệt đối cấm không được dùng nước để dập lửa trong lò.
Tất cả quá trình vận hành đều phải ghi sổ nhật ký và sổ giao nhận ca đầy đủ, chính xác.
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT NỒI HƠI THANH TUẤN