Quy trình | CÔNG TY TNHH MTV SX TM NỒI HƠI THANH TUẤN

QUY TRÌNH VẬN HÀNH NỒI HƠI -THAN, CỦI

 CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT NỒI HƠI THANH TUẤN 

                           

             QUY TRÌNH VẬN HÀNH NỒI HƠI ĐỐT THAN ĐÁ - CỦI 

 

 

 A     . KIỂM TRA HỆ THỐNG NỒI HƠI  ( LÒ HƠI )

 Trước khi vận hành đốt nồi hơi than đá hoặc củi cần phải kiểm tra tình trạng các bộ phận sau :

1/ các loại van , bơm tay hoặc bơm điện , Bình cấp nước trung gian , bể chứa nước , hệ thống đường ống cấp  nước, cấp hơi  đã lắp ráp hoàn chỉnh  và đúng yêu cầu kỹ thuật chưa. các van phải đảm bảo kín và đóng mở dễ dàng .

2/  Các thiết bị đo lường và van an toàn đã lắp ráp đạt yêu cầu kỹ thuật chưa . Áp kế phải có vạch chỉ đỏ chỉ áp suất làm việc tối đa cho phép . Ống thủy sáng phải có vạch chỉ đỏ chỉ mức nước trung gian ( ngang giữa ống thủy )và mức nước cao nhất , mước nước thấp nhất cách mức nước trung bình không quá 50mm. Van an toàn được chỉnh áp suất hoạt động theo đúng quy phạm; Áp suất làm việc +0,2 kg/cm2.

3/  Kiểm tra vận hành nồi hơi phần chịu áp lực xem có tình trạng hư hỏng không 

4/  Kiểm tra nguồn nước cấp vào nồi hơi đã đảm bảo trự trữ chưa 

5/ Kiểm tra nhiên liệu đốt lò có đủ dự trữ và đảm bảo quy cách chưa 

6/ các dụng cụ thao tác vận hành cần phải có là: 

  • Xè beng đầu hình mũi giáo dài 2m
  • cào nhẹ dài 1,5m
  • Xẻng 2 răng dài 1,5m
  • Búa con , ca lê, mỏ lết ..

           Quá trình kiểm tra  cần được tiến hành chặc chẽ trước mỗi lần vận hành nồi hơi 

 

B.   NHÓM LÒ :

1/   Chuẩn bị nhóm lò :

      Tiến hành các thao tác sau :

a/   Van xã , van hơi , van  an toàn đóng lại , mở van xã khí để thoát khí , mở hệ thống van cấp nước cho lò hơi , mở van lưu thông ống thủy, mở van 3 ngã  của áp kế 

b/    Bơm nước vào nồi hơi cho đến vạch quy định mức thấp nhất của ống thủy, kiểm tra độ kính của các van và mặt bích .

c/   Đóng van cấp nước vào lò, mở van bơm nước vào bồn  chứa nước  trung gian, khi đầy thì đóng lại ( gắn hệ thống phao tự động bơm cấp nước )

d/    Đưa nhiên liệu  vào buồng đốt theo phương pháp sau :

  • nếu đốt củi : rãi 01 lớp củi khô chẻ nhỏ để bên dưới, củi to chất bên trên
  • nếu đốt than đá : Rãi một lớp than mỏng xung quanh buồng đốt , ở giữa chất của khô . bên trên chất than to

2/    Nhóm lò : 

       Dùng ghẻ khô tẩm dầu mồi lửa và đưa vào buồng đốt , khi củi đã cháy toàn diện và trên mặt ghi lò đã phủ 01 lớp than nóng và ta cho tiếp 01 lớp than mỏng lên trên  sau đó phải đóng cửa lò , cửa gió lại để  quạt gió thổi yêu ., thời gian nhóm lò được thực hiện từ từ  kéo dài khoảng 40 phút.

      Khi lò đã xuất hiện hơi nước  thì đóng van xã khí lại cho tăng quạt hút  đẩy nhanh quá trình cháy, kiểm tra tình trạng các van . thông rữa ống thủy, áp kế  khi áp suất hơi từ 1kg/cm2  đến 1,5 kg/cm2  và quan sát sự hoạt động của lò . Khi áp suất lò đạt 2kg/cm2  nếu thấy các  đinh ốc, bù lông bị lỏng , nhẹ nhàng dùng cà lê vặn đều từ từ lại. khi áp suất trong lò hơi  đã đạt được  mức áp suất làm việc tối đa , kiểm tra hệ thống cấp nước cho lò hơi bằng cách mở van hơi , van nước nối giữa nồi hơi và bồn cấp nước trung gian nếu thấy mức nước được cấp vào lò là bình thường. nâng áp suất làm việc lò lên tác động van an toàn  để van an toàn phải làm việc và kìm áp kế( đồng hồ báo áp suất ) vượt quá vạch đỏ  một chút . Sau đó mở van cấp hơi  cho hơi được chuyển đến dây chuyền sản xuất.

      Công việc nhóm lò  được kết thúc khi đã đưa áp suất lò lên áp suất giới hạn và kiểm tra xong sự hoạt động của lò .

 

C.   VẬN HÀNH  NỒI HƠI : 

1/   Chế độ đốt  :

      Trong quá trình cấp hơi , lò phải giữ  đúng chế độ đốt , tức là phải đảm bảo nhiên liệu cháy hoàn toàn , nếu có nhiều khói đen thì phải cấp thêm gió , tăng sức hút, nếu không nhìn rõ khói  thì phải hạn chế việc cấp gió , giảm sức hút , nếu khói ra màu xám là chế độ đốt tốt . than ,củi cho vào phải rãi đều trên mặt ghi  và cho vào từng lượng nhỏ để duy trì  việc cháy đều trên mặt ghi . Thao tác cấp than , củi  cào xĩ phải  nhanh chóng  và sau đó đóng ngay cửa lò lại. Chiều dày than , củi  trên mặt ghi  dao động khoảng 300mm. xĩ được ra bằng cửa xã tro , cửa bụi. Việc cào xĩ , bụi được thực hiện theo chu kỳ và thao tác  cần tăng sức hút  của lò  bằng cách  mở to lá chắn khói.

2/   Cấp hơi :

 Khi áp suất trong lò  gần tương đương áp suất làm việc tối đa thì chuẩn bị cấp hơi , trước khi cấp hơi mực nước trong lò không nên để cao quá mức bình thường , khi cấp hơi chế độ cháy phải ổn định .

Khi cấp hơi mở từ từ van hơi chính , để 01 lượng hơi nhỏ làm nóng ống dẫn hơi  trước đó nên xã hết nước đọng trên đường ống dẫn hơi  khoảng từ 10 đến 15 phút, rồi hãy cho cấp hơi vào đuồng ống . Trong thời gian cấp hơi  quan sát hiện tượng giãn nở ống  và giá đỡ ống , nếu thấy bình thường thì mở hết van hơi chính để cấp hơi đi . Việc mở van hơi phải từ từ , khi mở hết cỡ , xoay ngược nữa vòng vô lăng van hơi lại .

dể tránh hiện tượng hơi có lẫn nước , nước được cấp vào lò phải từ từ , không nên cho  mức nước trong lò cao quá mức bình thường theo ống thủy .

3/  Cấp nước :

Trong thời gian vận hành lò phải giữ vững  mực nước trong lò hơi, không nên cho lò  vận hành lâu ở mức thấp nhất  và mức cao nhất giới hạn . Lò hơi được cấp nước định kỳ  do 01 hệ thống bơm áp  tự động  cung cấp nước từ bồn cấp nước trung gian  qua hệ thống van  chuyển nước vào thân nồi hơi . lưu lượng không nhỏ hơn 0,3m3/h và áp lực không nhỏ hơn áp lực làm việc  +1kg/cm2

Chú ý : nước  cấp vào lò  có độ cứng toàn phần không vượt quá 0,5mgdl/lit. độ PH = 7-10

4/ Chế độ xã bẩn :

Xã bẩn bao gồm xã đường hơi và xã cặn lò hơi . Việc xã bẩn đường hơi  được xã định kỳ qua cụm van cốc xã ngưng ngoài ra còn xã bằng van tay trực tiếp .

Xã bẩn cặn lò hơi  tùy theo chế độ nước cấp ở từng đơn vị sử dụng lò  mà xác định số lần xã bẩn trong 01ca . Nước cấp càng cứng , độ kiềm càng cao  thì số lần xã bẩn càng nhiều . Ít nhất trong 01 ca phải xã bẩn 02 lần , mỗi lần từ 2-3 hồi , mỗi hồi từ 10 - 15 giây , Trước khi xã nên nâng cao mức nước trong lò lên  trên mức trung bình  khoảng từ 25-50mm  theo ống thủy là vừa .

Ống thủy phải được thông rữa ít  nhất 02 lần trong 01 ca  ( Bằng cách kéo chốt trên thân van ) 

 Lưu ý :

Công nhân vận hành nồi hơi phải qua khóa huấn luyện( an toàn - an toàn vận hành nồi hơi ) có chứng chỉ  vận hành nồi hơi . Phải có hiểu biết cở bản  về nhiệt và truyền nhiệt . Có kiến thức về nồi hơi , biết công dụng của các van điều khiển , các thiết bị đo , thiết bị an toàn .

Trong quá trình vận hành lò phải có sổ theo dõi , sổ giao ca ,  thường xuyên kiểm tra thiết bị đo mực nước ( bộ ống thủy ), Bộ phận cung cấp nhiên liệu đốt .

  D/        NGỪNG LÒ : 

        1/ Ngừng lò bình thường :

         Thực hiện theo trình tự sau :

  • Đóng van cấp hơi  và van xã hơi ra ngoài  khí quyển  bằng cách kênh van an toàn , Giảm dần áp suất của lò xuống , nâng mức nước trong lò  lên cao nhất  của ống thủy bằng cách thêm nước vào lò 
  • Ngừng cấp than , củi, Đóng cửa buồng đốt, cửa thải xĩ.  tắt hết tất cả hệ thống quạt hút và quạt thổi.
  • Cho lò nguội từ từ có sự giám sát thường xuyên  của người vận hành lò hơi 
  • Việc tháo nước ra khỏi lò hơi  để vệ sinh lò phải có sự đồng ý của người phụ trách  nhà lò hơi và chỉ được tháo nước  khi áp suất hơi bằng P =0kg/cm2 và nhiệt độ nước lò T = 70- 80 oC  đồng thời thực hiện kênh van an toàn  lên từ từ .

         2/  Ngừng lò sự cố :

             Thực hiện theo trình tự sau : 

  •  Chấm dứt việc cung cấp nhiên liệu và không khí , lá chắn khói  đóng kín hoàn toàn 
  • Nhanh chóng cào than , củi ra khỏi buồng đốt 
  • Sau khi chấm dứt sự cháy thì đóng hết các cửa van  và lá chắn khói lại.
  • đóng van cấp hơi lại  cho thoát hơi ra ngoài  bằng cách kênh van an toàn  lên cao nhất
  • Cho bơm cấp nước hoạt động bơm nước vào lò 
  • Nếu là sự cố  cạn nước nghiêm trọng lò hơi đang  nóng đỏ dần lên thì  
  •               TUYỆT ĐỐI CẤM BƠM CẤP NƯỚC VÀO LÒ HƠI
  • Để lò hơi  nguôi từ từ  dưới sự giám sát của người vận hành lò hơi .
  •               TUYỆT ĐỐI CẤM  VIỆC DÙNG NƯỚC  ĐỂ DẬP LỬA LÒ HƠI 

       

F. VỆ SINH VÀ BẢO DƯỠNG LÒ HƠI :